This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Thưởng thức đặc sản Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười những ngày đầu mới khai phá bạt ngàn rừng cây với nhìều loài động vật như cá sấu, rắn, trăn, rùa, chuột v.v. tha hồ sinh sôi nảy nở. Quá trình khai hoang lập ấp nơi đây cũng gắn liền với những món đặc sản đồng ruộng thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá ẩm thực của người dân. Ngoài những món ăn phổ biến từ các loại cá và rau đồng, bà con còn sáng tạo ra nhiều món ăn ngon, “độc” với những nguyên liệu đặc trưng cho vùng Đồng Tháp Mười trù phú. Cách chế biến tuy đơn giản nhưng hương vị của những món đặc sản này chắc chắn sẽ làm ngạc nhiên nhiều thực khách sành ăn.



Chuột xào xả ớt


Sau khi săn chuột về, người ta đun nước cho sôi, trụng chuột vào chảo nước, lột da cho sạch, lộ ra lớp thịt chuột trắng phau đem treo lên cho ráo nước, chặt bỏ đầu, đuôi, chân v.v.. Sau đó, chặt thịt chuột thành từng miếng vừa miệng, ướp tỏi, bột ngọt, đường, muối, ngũ vị hương, nước tương v.v. độ chừng 5 phút cho thấm. Xong đâu đó, bắc chảo lên bếp, để thật nóng, cho mỡ, phi tỏi thật vàng, thơm, đổ sả ớt giã nhuyễn vào xào liên tục đến khi se lại mới cho thịt vào đảo đều tay. Khi thịt chín múc ra dĩa, rắc tiêu, đậu phộng lên. Dùng khi thịt còn nóng thì càng ngon tuyệt.

Cháo dậu xanh nấu với rắn hổ đất


Đồng Tháp Mười nổi tiếng có nhiều rùa, rắn. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây, đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng, xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó vì cháo đậu xanh rắn hổ đất có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng.

Dồi lươn rim nước cốt dừa


Đây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Dồi lươn có hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng, thơm, béo rất hấp dẫn.

Để chế biến món dồi lươn, trước hết phải làm cho lươn chết rồi dùng tro hoặc cám tuốt sạch nhớt, moi bỏ ruột rồi đem rửa sạch. Dùng dao sắc cắt phần thịt ở phía cổ lươn mà không làm đứt rời da lươn, đảm bảo da được liền từ đầu tới đuôi.

Thịt lươn băm nhuyễn rồi trộn với thịt nạc, nấm mèo, bún tàu cũng đã được băm nhuyễn cùng với gia vị, đường, nước mắm, tiêu sọ để nguyên hạt. Dùng thìa nhỏ trộn đều và múc hỗn hợp thịt băm cho vào đầy da thân lươn đã lột ra trước đó như làm dồi lợn, dồi chó. Dồn thịt xong khoanh tròn nguyên con lươn đặt vào nồi lấy củ hành tàu lột bỏ vỏ lụa, cắt đứng làm tư nếu là hành nhỏ, hoặc làm tám nếu là hành to xếp lên trên.

Đổ nước cốt dừa ngập thân lươn rồi bắc lên bếp, để lửa liu riu. Khi nước cốt dừa sôi lên vài lượt thì nêm gia vị, đường, nước mắm cho vừa ăn, xong nhấc xuống múc ra đĩa rắc đậu phộng giã giập lên trên.

Hãy thử món dồi lươn rim nước cốt dừa ăn kèm với bánh mỳ hoặc nhậu lai rai với rượu mạnh, đó quả là món ăn tuyệt vời khiến bạn ăn rồi khó thể nào quên.

Tắc kè xào lăn


Vùng Đồng Tháp Mười bao la ngút ngàn còn là địa danh có nhiều tắc kè, rắn mối. Đây là món ăn khá phổ biến của nhân dân quanh vùng. Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vẩy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon. Hễ thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt. Nếu có thêm rượu đế nhâm nhi thì quả là không còn gì tuyệt bằng./.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

10 món ngon khó cưỡng của xứ sở hoa anh đào (Nhật Bản)

Đến Nagoya, bạn không thể bỏ lỡ món Miso Katsu hay đến Tokyo nhớ thưởng thức sushi Edo-mae. Tại mỗi tỉnh thành ở Nhật Bản, người dân địa phương lại sáng chế ra một món ăn ngon mang đậm dấu ấn vùng miền. Hãy đi dọc xứ sở anh đào để thưởng thức các đặc sản ngon khó cưỡng.

1. Edomae-zushi, Tokyo

Đến với Tokyo, du khách không thể bỏ lỡ món sushi truyền thống có tên gọi Edomae-zushi, được đặt theo Edo - tên gọi cũ của Tokyo. Edomae-zushi được làm từ những lát cá sống cắt vuông vắn xếp trên những miếng cơm nắm tẩm giấm gạo. Vị dẻo thơm của cơm, vị chua thanh thanh của giấm hòa lẫn với vị cá tươi ngon chắc chắn sẽ đem đến cho du khách những cảm nhận mới lạ, ngon miệng.

2. Miso katsu, Nagoya
Miso Katsu chính là món thịt heo cốt lết chiên với xốt Worcester. Đây là món ăn phổ biến của người Nhật và Nagoya là nơi được nhiều người đánh giá làm món Miso Katsu ngon nhất. Ở đây, người dân thường dùng nước xốt Aka-miso, một loại nước xốt có vị thanh, ngọt.

3. Takoyaki, Osaka
Takoyaki là món ăn đường phố truyền thống nổi tiếng có xuất xứ từ Osaka. Đây là món bánh được giới trẻ Osaka và khắp Nhật Bản yêu thích.

Nếu các món ăn của Nhật Bản được chế biến một cách cầu kỳ, công phu thì món bánh Takoyaki lại làm khá đơn giản. Trong tiếng Nhật, Tako nghĩa là bạch tuộc còn Yaki là nướng. Để chế biến món này, đầu bếp chỉ cần nặn bột thành hình tròn và lấy nhân là bạch tuộc rồi đem nướng lên. Takoyaki khi nướng ăn nóng rất thơm giòn.

4.  Champon, Nagasaki
Khi một ông chủ nhà hàng ở Nagasaki nấu món Champon phục vụ khẩu vị cho những du học sinh Trung Quốc thèm món ăn quê nhà vào cuối thế kỷ 19 đã không hề biết nó sẽ trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng nhất Nagasaki hơn 100 năm sau.

Champon hay còn gọi là canh mỳ sợi, được làm từ những vắt mì thông thường và nấu với nước canh, thêm nhiều hải sản, thịt lợn và rau tạo nên một hương vị thật đặc biệt. Món ăn này gần giống với món mì của Trung Quốc.

5. Okonomiyaki, Hiroshima
Okonomiyakia có nguồn gốc ở Osaka nhưng món ăn này được người dân Hiroshima "cải tiến" theo cách mới và trở thành một món ngon không thể bỏ lỡ khi tới nơi này.

Okonomiyaki được biết đến với tên gọi "Bánh xèo Nhật Bản" và được chế biến khá đơn giản gồm một lớp bột bên dưới, nhân bắp cải, thịt heo, bạch tuộc, mực, phô mai, một số loại mì... và tráng một lớp bột mì lên trên. Bánh xèo ở vùng Hiroshima sử dụng nhiều bắp cải hơn.

Tên món bánh vốn được ghép từ Okonomi (thứ bạn thích) và yaki (nướng), từ đó mà Okonomiyaki được hiểu như là "nướng thứ bạn thích" và người làm bánh có thể tùy ý chế biến nhân theo sở thích riêng.

6. Chanpuru, Okinawa
Du khách đến Okinawa hiếm ai bỏ lỡ món Chanpuru - Mướp đắng xào nổi tiếng. Món ăn này gồm mướp đắng thái mỏng xào với hành, trứng, thịt lợn và đậu phụ.

7. Ishikari-nabe, Hokkaido
Ishikari-nabe là một món ăn đặc sản của Hokkaido với nguyên liệu chính là cá hồi tươi. Cái tên món ăn là đến từ con sông Ishikari-Gawa, nơi nổi tiếng để đánh bắt cá hồi. Các khoanh cá hồi được hầm cùng với các loại rau, đậu phụ và konnyaku, trộn với rong biển nước tương miso .

Khoai tây và bắp cải đều khi thêm vào trong món ăn sẽ tăng thêm phần hương vị. Món ăn Ishikari-nabe này có nguồn gốc từ thế kỉ 17,18.

8. Ramen Sapporo, Sapporo
Món Ramen hay còn gọi là Mì có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Nhật đã khéo léo gia giảm gia vị và thay đổi cách chế biến để phù hợp với khẩu vị của mình. Mì ramen được ăn cùng với nước xương hầm, thịt lợn, mỡ lợn và nước tương miso.

9. Yudofu, Kyoto
Một trong những món ăn nổi tiếng ở cố đô Kyoto chính là Yudofu hay còn gọi là đậu phụ luộc. Người dân ở đây thường nấu chín trong súp sau đó lấy đậu ra và ướp trong gia vị.

Đậu phụ luộc Yudofu vốn là món ăn của linh mục Phật giáo ở Kyoto. Vì không thể ăn thịt hoặc cá bởi lí do tôn giáo, đậu phụ là nguồn protein quý giá cho họ. Cũng vì lí do đó, rất nhiều nhà hàng lâu đời phục vụ đậu phụ luộc rất ngon ở Kyoto. Mùa đông ở Kyoto vô cùng lạnh lẽo nên đậu phụ luộc trở thành món ăn đặt biệt ngon ở nơi đó.

10. Sanuki udon, Takamatsu
Thành phố Takamatsu thuộc đảo Shikoku không phải là một địa điểm nổi tiếng và sầm uất, thu hút quá đông khách du lịch ở Nhật Bản. Tuy nhiên những du khách từng đến đây đều nói rằng họ không thể quên được hương vị của món mì Sanuki udon.

Điều đặc biệt của món mì Sanuki udon chính là sự mềm dai đến khó tả. Không chỉ có màu sắc bóng mượt như tơ, từng sợi mì Sanuki udon mỗi khi cho vào miệng còn tạo ra âm thanh xì xụp nhóp nhép rất vui tai./.

Việt Nam là tâm điểm Hội chợ Du lịch Chaleroi 2014

Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ được mời tham dự Hội chợ Du lịch Chaleroi 2014 tại thành phố Chaleroi - nơi các công ty du lịch lớn của Bỉ quảng bá về các chương trình du lịch và điểm đến được ưa chuộng trong dịp Hè tới.


Hội chợ Du lịch Chaleroi 2014 diễn ra từ ngày 20-23/2 với chủ đề "Ý tưởng du lịch," là cơ hội tốt để quảng bá về đất nước, văn hóa Việt Nam và thúc đẩy du lịch Bỉ vào Việt Nam.

Lễ khai mạc Hội chợ khiến nhiều du khách thích thú với màn trình diễn múa lân của Việt Nam và các điệu múa truyền thống của Lào, Campuchia.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Van Cawenbergher, Chủ tịch Hội chợ Chaleroi đã đánh giá cao tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam với nhiều cảnh đẹp, phù hợp với nhiều loại hình du lịch và chắc chắn là điểm đến hấp dẫn của du khách Bỉ.

Lễ khai trương gian hàng Việt Nam diễn ra tối 21/2 với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Phạm Sanh Châu và lãnh đạo thành phố Chaleroi.

Ngay sau đó, gian hàng Việt Nam đã trở thành tâm điểm của Hội chợ bởi phong cách trang trí độc đáo, đậm chất Việt Nam với nón lá, cành đào phai, cây tre, hoa cắm ống tre...

Ông Van Cawenbergher cho biết năm 2010, Việt Nam đã tham dự hội chợ này và rất thành công. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều điểm du lịch và nhiều món ăn hấp dẫn chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách châu Âu vì thế, Ban tổ chức Hội chợ quyết định chọn Việt Nam làm tâm điểm của Hội chợ năm nay để giới thiệu với du khách Bỉ và cộng đồng Pháp ngữ.

Trong thời gian diễn ra hội chợ, nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức tại gian hàng Việt Nam như thưởng thức trà sen, trình diễn áo dài, hướng dẫn làm món nem cuốn. Bên cạnh đó, không thể thiếu là việc giới thiệu các đồ thủ công-mỹ nghệ của Việt Nam.

Quảng Ninh: Phục dựng lễ cầu mùa của người Sán Chay

Ngày 25/2/2014, tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh đã phục dựng lễ cầu mùa của người Sán Chay theo nghi thức tín ngưỡng dân gian truyền thống.
Tại lễ cầu mùa, thầy cả hành lễ, các thầy phụ vừa múa vừa hát cho các thần nghe điệu múa chim câu, múa trâu đạp lúa, múa tra hạt, múa ôn lại khi thần Lý Hoàng trên đường đi lấy hào quang. Sau đó, thầy cả nhảy múa và hát mở đường đi lấy hào quang, hát gieo hạt vừng, hát khai đăng. Nội dung các bài hát kể về tích công trạng của các thần, từ việc chế tác công cụ lao động, phát mở đường đi, đến việc thầy dạy người dân cách gieo trồng, thu hoạch mùa vụ. Sau đó thầy cả làm lễ giao phong hàm cho thần, xin thần ban phúc lộc cho dân làng…
Lễ cầu mùa kết thúc trong không khí vui tươi, phấn khởi, hứa hẹn một năm mùa màng bội thu, thóc lúa đầy sân. Người Sán Chay thường tổ chức lễ cầu mùa vào tháng Giêng.
Việc tổ chức phục dựng lễ hội cầu mùa không chỉ bảo tồn văn hóa tâm linh mang nét độc đáo, đặc trưng riêng của dân tộc Sán Chay mà còn động lực để người dân tăng thêm tình yêu lao động và gắn kết cộng đồng./.

 
Share template blogspot, share code